Cổ đông sáng lập là gì

Với mỗi loại cổ đông khác nhau thì khái niệm hay quyền và nghĩa vụ của nhóm cổ đông đó cũng khác nhau. Trong thời gian gần đây, dường như nhóm cổ đông sáng  lập cũng đang được nhiều khách hàng để ý đến. Do đó trong phạm vi bài viết này, đội ngũ Luật sư Luật Rong Ba sẽ đưa ra một số ý phân tích về khái niệm cổ đông sáng lập là gì, điều kiện của nhóm cổ dông này ra sao, quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập là gì…

Công ty cổ phần là một loại hình được các doanh nghiệp lựa chọn phổ biến nhất hiện nay do những ưu điểm mà loại hình này mang lại. Theo đó, để thành lập công ty cổ phần thì pháp luật hiện nay quy định phải có tối thiểu 03 người góp vốn thành lập. Trong trường hợp này, những người có vốn góp trong công ty cổ phần sẽ được gọi là cổ đông.

Cổ đông, theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2020, là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.

Số lượng cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định hiện nay tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Liên quan tới các loại cổ đông, Luật Doanh nghiệp 2020 chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại cổ phần hiện nay bao gồm: cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi, cổ đông phổ thông.

Khái niệm cổ đông sáng lập là gì

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là thành phần không thể thiếu khi thành lập và hoạt động của công ty cổ phần, trừ những trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp thì không cần cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định có ba loại cổ đông là: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi nhưng cổ đông sáng lập lại là chủ thể có tầm quan trọng cao nhất và đặc biệt nhất trong ba loại cổ đông.

Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập là gì

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Theo quy định trên thì số lượng cổ phần tối thiểu để trở thành cổ đông sáng lập là một cổ phần phổ thông.

Bên cạnh đó, điều kiện đi kèm theo là phải ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty khi nộp bản danh sách này lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định thêm về cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập như sau: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, điều này có nghĩa là cổ đông sáng lập không chỉ có quyền sở hữu cổ phần phổ thông mà đó chính là nghĩa vụ phải mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Tổng hợp lại, điều kiện để trở thành một cổ đông sáng lập bao gồm:

– Sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông;

– Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

– Cùng với các cổ đông sáng lập khác phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp

cổ đông sáng lập là gì

cổ đông sáng lập là gì

Quyền của cổ đông sáng lập là gì

 Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Theo quy định pháp luật, cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm. Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần là gì

Tương tự như quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông.

Cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:

-Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

-Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.

Cổ đông sáng lập có thể mua cổ phần ưu đãi không

Các loại cổ phần của công ty cổ phần bao gồm:

– Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

– Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Như vậy, một cổ đông sáng lập của công ty cổ phần có thể vừa có cổ phần ưu đãi, vừa có cổ phần phổ thông.

Cổ đông sáng lập có thể nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết không

Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp khẳng định: ổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Từ những quy định trên bước đầu có thể thấy sự đặc biệt của cổ đông sáng lập ở chỗ: cổ đông sáng lập vừa nắm giữ cổ phần phổ thông vừa nắm giữ cổ phần ưu đãi. Vậy cổ đông sáng lập có thể hiểu vừa là cổ đông sáng lập vừa là cổ đông ưu đãi.

Tiếp theo, trong ba loại cổ đông của công ty cổ phần chỉ có cổ đông sáng lập được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, theo đó mà cổ đông sáng lập có các quyền đặc biệt xuất phát từ cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau:

Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Tuy nhiên gắn liền với quyền đặc biệt được hưởng gắn với cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sáng lập còn bị hạn chế trong việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho người khác. Cụ thể: Cổ đông sáng lập không thể chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

Phân biệt cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi:

-Khái niệm:

+Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Có thể thấy, cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông

+Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông

+Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.

-Phân loại:

+cổ đông ưu đãi phân thành 4 loại: Cổ đông ưu đãi biểu quyết;Cổ đông ưu đãi cổ tức; Cổ đông ưu đãi hoàn lại;Cổ đông ưu đãi khác theo Điều lệ công ty

+Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông không có phân loại.

-Quyền chuyển nhượng cổ phần:

+Cổ đông sáng lập bịị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, Phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.

+Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.

+Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về cổ đông sáng lập là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về cổ đông sáng lập và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775