Trong thời gian gần đây, đội ngũ Luật sư Luật Rong Ba nhận được rất nhiều câu hỏi về lợi tức cổ phần là gì? Các loại lợi tức hiện nay như thế nào? Để giúp cho quý khách hàng có cách nhìn nhận chính xác nhất về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số tư vấn sau đây.
Khái quát về lợi tức
Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản; khoản tiền lãi thu được do cho vay hoặc tiền gửi tại các ngân hàng; số tiền người vay trả cho chủ nợ hoặc ngân hàng trả cho người gửi tiền.
Xét về mặt nội dung, lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà nhà doanh nghiệp phải nhượng lại cho ngân hàng cho vay hoặc người cho vay. Lợi tức cũng được xem như giá cả của tiền vay. Chủ sở hữu có thể tự mình khai thác hoặc cho người khác khai thác công dụng của tài sản để hưởng lợi tức.
Để hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức, cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.
+ Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định, nên thu được lợi tức.
+ Về phía nhà tư bản đi vay thì họ vay tiền về để đưa vào sản xuất – kinh doanh nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt dộng, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức.
+ Lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
+ Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
Vây lợi tức cổ phần là gì?
Lợi tức là khoản lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, có thể lợi nhuận từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là khoản tiền lãi thu được từ cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, như vậy tuỳ từng trường hợp mà lợi tức sẽ có tên gọi khác nhau.
Theo đó, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi. Còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, tiền lời…
Dưới góc độ giữa người cho vay hay nhà đầu tư lợi tức được hiểu là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định, khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư một khoản vốn, sẽ thu được một giá trị lơn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch được gọi là lợi tức.
Dưới góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn thì lợi tức này được hiểu là số tiền đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, tuy nhiên, người cho vay có thể sẽ gặp rủi trong trường hợp người vay không trả tiền, rủi ro nay sẽ ảnh hưởng đến lợi tức trong tương lai.
Ví dụ về lợi tức
Chị A có ý định xây nhà nên đã đi vay ngân hàng một khoản tiền là 20.000.000 đồng, trong thời hạn 6 tháng, với lãi suất là 15%/năm. Sau 6 tháng chị A phải trả cho ngân hàng 21.500.000 đồng, trong đó có 20.000.000 là số tiền gốc mà ngân hàng cho bạn vay và 1.500.000 đồng là số tiền lãi.
Như vậy 1.500.000 đồng đồng là lợi tức mà ngân hàng thu được bằng việc cho bạn vay tiền.
Các thị trường nợ ngắn hạn chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến việc vay và cho vay và ảnh hưởng không nhỏ đến phân tích đầu tư. Việc hiểu lợi tức là gì và cách tính sẽ giúp bạn xác định tỷ lệ suất lợi nhuận và so sánh các sự lựa chọn khác nhau.
Lợi tức là một thuật ngữ trong kinh tế học dùng để nói về những khoản lợi nhuận hay còn gọi là lãi, lời có thể thu được khi đầu tư, kinh doanh, hoặc đơn thuần là tiền lãi thu được sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
Có nhiều trường hợp khác nhau mà chúng ta có thể dùng khái niệm lợi tức để gọi. Ví dụ như: trong chứng khoán lợi tức hay còn gọi là cổ tức, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kì hạn thì lợi tức ở đây là tiền lãi suất tiết kiệm, đơn thuần hơn là trong những hoạt động kinh doanh, lợi tức là lợi nhuận…
lợi tức cổ phần là gì
Các loại lợi tức trên thị trường hiện nay
Lợi tức là thu nhập được từ việc nắm giữ một chứng khoán. Nó bao gồm lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗ) về vốn do giá chứng khoán tăng (hoặc giảm) trong một thời kỳ nhất định so với giá mua ban đầu.
Giả sử một người mua cổ phiếu giá 100 nghìn đồng, cuối năm anh ta được chia lợi nhuận bằng 10% và cổ phiếu tăng 20% so với giá mua ban đầu, thì lợi tức anh ta thu được sẽ là 30 nghìn đồng, hay nói cách khác, lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán của anh ta sẽ là 10% + 20% = 30%.
Xét trên góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai.
Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ. Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác).
Ý nghĩa của lợi tức cổ phần là gì trong các hoạt động phát triển của doanh nghiệp
Trong kinh doanh, lợi tức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là minh chứng thể hiện cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó trong cả năm, trong đó lợi tức của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu đạt được được sau các hoạt động kinh doanh trên, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).
Ngoài ra nó cũng sẽ bao gồm một số khoản lợi nhuận dựa trên những khoản doanh thu khác như:
– Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: mua bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ, các hoạt động cho thuê tài sản (mặt bằng, đất đai, các thiết bị máy móc, lãi tiền gửi ngân hàng, khoản lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
– Lợi tức đến từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp.
– Nó chính là thể hiện kết quả kinh doanh trong 1 năm. Phần lợi tức sẽ bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh trù đi giá thành của sản phẩm tiêu thụ vàphần thuế.
Ngoài ra lợi tức cũng bao gồm các khoản lợi nhuận như mua bán cổ phiếu, tiền lãi gửi ngân hàng hay lợi nhuận cổ phần. Nó được xem như thước đo của cho quá trình hoạt động của 1 doanh nghiệp.
Tất cả các doanh nghiệp đều cần lợi tức để duy trì và phát triển. Trên thực tế nó chưa phản ánh được hiệu quả của số vốn bỏ ra. Do đó, nó thường ưu tiên so sánh với số vốn cho vay để xác định khả năng sinh lời.
Khi nào cổ đông được chia lợi nhuận
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.
Theo khoản 1, 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để cổ đông được trả cổ tức như sau:
Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi:
– Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
– Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).
Đối với cổ tức của cổ phần phổ thông:
Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
– Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
– Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Hình thức chia lượi nhuận trong công ty cô phần
Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về lợi tức cổ phần là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lợi tức cổ phần và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.