So sánh án treo và cải tạo không giam giữ

Thời gian gần đây, đội ngũ Luật sư Luật Rong Ba nhận được rất nhiều câu hỏi của quý khách hàng về án treo và cải tạo không giam giữ. Điển hình là vấn đề so sánh án treo và cải tảo không giam giữ. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra một bài viết để giải đáp kĩ hơn về vấn đề này.

Khái niệm án treo và cải tạo không giam giữ

Trước khi đi vào so sánh án treo và cải tạo không giam giữ, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của án treo và cải tạo không giam giữ.

Điều 1 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù ko quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy ko cần buộc phải chấp hành hình phạt tù thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục. Người được hưởng án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi giáo dục, tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới do vô ý, hoặc phạm tội mới do cố ý thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (Điều 51 – Bộ luật hình sự).

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 32 BLHS năm 2015. Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 2 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, một ngày bị tạm giam được trừ ba ngày cải tạo không giam giữ. Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% – 20% để sung công quỹ nhà nước.

So sánh án treo và cải tạo không giam giữ

-Điểm giống nhau:

+ người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài Hình sự với nhiều nét tương đồng, ví dụ như cả hai hình phạt đều không cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội.

+ Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hay  Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người đó.

+ Thực hiện  một số nghĩa vụ giống nhau như:

 Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc;

Tích cực tham gia lao động, học tập

Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục.

 Phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú 01 ngày

Nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp giám sát, giáo dục

Tuy nhiên, giữa hai chế tài này có những điểm riêng biệt nhất định.

so sánh án treo và cải tạo không giam giữ

so sánh án treo và cải tạo không giam giữ

-Điểm khác nhau:

+Cơ sở pháp lý:

Án treo: điều 65 BLHS 2015

Cải tạo không giam giữ: điều 36 BLHS 2015

+Khái niệm:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù

Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình.

+Bản chất:

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Cải tạo không giam giữ là  hình phạt chính

+Điều kiện áp dụng:

 Đối với án treo điều kiện áp dụng là:

 Bị xử phạt tù không quá 3 năm;

Có nhân thân tốt,Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với cải tạo không giam giữ điều kiện áp dụng là hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng. Điều kiện này nhằm bảo đảm cho việc áp dụng hình phạt có hiệu quả, đồng thời thuận lợi cho người bị kết án. Bản chất hình phạt Cải tạo không giam giữ là không tước tự do của người bị kết án nhưng mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội vẫn đạt được khi người đó chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình.

Tiếp theo là  không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội: Điều kiện này có thể hiểu là việc Tòa án không cách ly người phạm tội khỏi xã hội nhưng vẫn có căn cứ để giáo dục, cải tạo người đó trở thành người có ích, không hoặc ít ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đối với điều kiện thứ nhất, mặc dù luật đã quy định rõ ràng, cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, tuy nhiên, tôi cho rằng cần mở rộng thêm phạm vi áp dụng hình phạt này đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Bởi vì trường hợp này, người phạm tội có lỗi vô ý, tức là họ không mong muốn hậu quả xảy ra đồng thời có nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thấy tính nguy hiểm của hành vi đã thực hiện là không lớn do đó nên được áp dụng cải tạo không giam giữ.

Đối với điều kiện thứ ba, việc xét thấy cần thiết hay không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội là điều kiện mở, phụ thuộc vào sự phân tích, đánh giá hồ sơ, nhận định của HĐXX. Mặc dù vậy, trong quá trình giải quyết, một trong những căn cứ quan trọng để hầu hết các HĐXX xem xét vấn đề này là căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, để có cơ sở pháp lý, tạo sự thống nhất trong quá trình đánh giá, cần thiết quy định điều kiện về tình tiết giảm nhẹ để làm cơ sở xem xét áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Cụ thể, người phạm tội phải có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên mới được áp dụng hình phạt này.

+Các trường hợp không  được hưởng:

Đối với án treo: người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã, phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo, người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, người phạm tội nhiều lần, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Đối với cải tạo không giam giữ nếu vi phạm các điều kiện áp dụng nên trên thì sẽ không được hưởng.

+Thời hạn phạt, thử thách:

Đối với án treo là bị phạt tù không quá 03 năm, thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 năm – 05 năm, có thể được rút ngắn thời gian thử thách.

Đối với cải tạo không giam giữ: thời gian áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm, được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, đã chấp hành được một phần ba thời hạn, có nhiều tiến bộ, lập công, mắc bệnh hiểm nghèo.

+Nghĩa vụ:

Đối với án treo: Người chấp hành án treo phải chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, phải có công an cấp xã đến làm việc với UBND nơi được giao giám sát, giáo dục nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng.

Đối với cải tạo không giam giữ: Người đợc áp dụng hình phạt cải tạo không gam giữ phải Làm bản cam kết nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình và phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục. Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+Trách nhiệm giáo dục:

Đối với án treo, trách nhiệm giáo dục thuộc về: Chính quyền địa phương nơi người đó cư trú

Đối với cải tạo không giam giữ: trách nhiệm giáo dục thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

+Hậu quả khi vi phạm:

Đối với án treo, nếu vi phạm người chấp hành án treo có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Nếu cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án được hưởng án treo. Phạm tội mới thì phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

Đối với cải tạo không giam giữ: Nếu vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị kiểm điểm. Như vậy, với những điểm khác biệt đã nêu trên mong rằng bài viết đã đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng về so sánh án treo và cải tạo không giam giữ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chủ đề so sánh án treo và cải tạo không giam giữ. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về án treo hay cải tạo không giam giữ và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775