Có thấy, trước khi tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đã tính toán thời gian hợp lý để thực hiện dự án sau đó mới đăng ký tiến độ thực hiện nêu trên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra nằm ngoài dự liệu mà điều này dẫn đến dự án không được thực hiện như đúng như tiến độ đã cam kết. Do đó, quy định cho phép nhà đầu tư giãn tiến độ thực hiện dự án là một trong những biện pháp giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết được một phần khó khăn này. Luật đầu tư 2020 không có một quy định cụ thể nào về thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án, điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư khi có nhu cầu giãn tiến độ thực hiện dự án còn băn khoăn không biết tổ chức kinh tế của mình có được thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án hay không và cần thực hiện những thủ tục cụ thể nào? Bài viết dưới đây của đội ngũ Luật sư Luật Rong Ba sẽ đưa ra một số tư vấn cho quý khách hàng về những thắc mắc trên.
Khái niệm giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Giãn tiến độ đầu tư ( giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư) là việc nhà đầu tư kéo dài thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng.
Mặc dù theo quy định tại luật mới, điều khoản quy định về giãn tiến độ đầu tư đã bị bãi bỏ, nhưng có thể thấy nội dung về giãn tiến độ đầu tư vẫn được quy định tại một số điều khác của Luật đầu tư 2020, cụ thể như sau:
Tại điểm d, Khoản 3, Điều 41 Luật đầu tư 2020 về Điều chỉnh dự án đầu tư thì nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp, trong đó có trường hợp “Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu”.
Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2020 cũng quy định: “Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.”
Tại sao lại phải thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án
Trong quá trình nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư trong đó hồ sơ đề xuất phải bao gồm các nội dung như sau: nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm thực hiện dự án đầu tư, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. Sau khi cơ quan thẩm quyền thẩm định và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu nhà đầu tư đáp ứng được các quy định của pháp luật liên quan, dự án đầu tư sẽ được chấp thuận. Theo đó, nhà đầu tư nhận sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó sẽ ghi nhận về những thông tin như trong đề xuất dự án đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư không thể tránh khỏi các tác động khác nhau dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình triển khai hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể thực hiện không đúng với nội dung, tiến độ đầu tư như đã đăng ký. Theo quy định của Luật đầu tư 2014, trong trường hợp này nhà đầu tư có thể lựa chọn chuyển nhượng dự án đầu tư một phần hoặc toàn bộ dự án cho nhà đầu tư khác để có thể xúc tiến tốc độ thực hiện dự án và đảm bảo đúng tiến độ dự án như đã cam kết. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể lựa chọn phương án đề xuất giãn tiến độ dự án đầu tư với cơ quan đăng ký đầu tư.
Trình tự thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án
– Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất giãn tiến độ cho Ban Quản lý, gồm các nội dung sau:
+ Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;
+ Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;
+ Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;
+ Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.
– Bước 2: Ban Quản lý có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.
– Bước 3: Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì thực hiện theo thủ tục tương ứng về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư mà không thực hiện theo thủ tục này
Thành phần hồ sơ cần có khi thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Gồm có văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Dưới đây là mẫu văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Mẫu I.9
Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VĂN BẢN ĐỀ XUẤT GIÃN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: ……….. (Tên cơ quan đăng ký đầu tư)
I. NHÀ ĐẦU TƯ
- Nhà đầu tư thứ nhất
- a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Họ tên: ………………………….. Giới tính: …………………………………………………..
Sinh ngày: ……… /……….. /….. …………. Quốc tịch: ………………….. ……………………
b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: ………………………………………………………………………
Mã số/số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập: …………..
Ngày cấp: ……………………………………….. Cơ quan cấp: ……………………………….
2. Nhà đầu tư tiếp theo(thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất):
II. THÔNG TIN TỔ CHỨC KINH TẾ THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên tổ chức kinh tế: ………………….
- Mã số doanh nghiệp/số GCNĐT/số quyết định thành lập: ………… do ..……………. (tên cơ quan cấp) cấp lần đầu ngày: ………………………..
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỚI NHÀ NƯỚC
- Tình hình hoạt động của dự án
1.1. Thực hiện các thủ tục hành chính (nêu thủ tục đã thực hiện, chưa thực hiện):
1.2. Tiến độ triển khai dự án (nêu theo từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn):
– Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:
– Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có):
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động:
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính
– Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất đã nộp:…………………………………………..
– Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất còn nợ (nếu có):………………………………
– Các nghĩa vụ tài chính với các bên liên quan khác (nếu có): lương đối với người lao động, các khoản phải trả cho bên thứ ba,………
IV. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT GIÃN TIẾN ĐỘ
Đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (tên dự án).………………………., đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh mã số/số ………………., do ……. (tên cơ quan cấp) cấp ngày………….. với nội dung như sau:
- Nội dung cụ thể giãn tiến độ (ghi cụ thể nội dung đề xuất giãn tiến độ như tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động; tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư…)
- Thời gian giãn tiến độ:
- Giải trình lý do giãn tiến độ:
- Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án:
– Kế hoạch góp vốn:
– Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động:
V. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về việc tiếp tục thực hiện dự án
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- VI. HỒ SƠ KÈM THEO
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.
- Quyết định của nhà đầu tư về việc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/thành viên hợp danh/chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc giãn tiến độ thực hiện dư án hoặc văn bản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
|
Làm tại ……., ngày ….. tháng ….. năm…… Nhà đầu tư/Tổ chức kinh tế Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có) |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.